Hệ thức Vi-et, Ứng dụng các dạng toán liên quan và Bài tập – Toán lớp 9

Là một phần kiến thức của phương trình bậc 2 một ẩn nhưng hệ thức Vi-ét được ứng dụng trong nhiều dạng toán và bài tập. Đây cũng là nội dung thường hay xuất hiện trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

Vậy hệ thức Vi-ét được ứng dụng vào các dạng bài toán nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này. Đồng thời vận dụng hệ thức Vi-ét để giải một số bài tập toán liên quan để qua đó rèn luyện kỹ năng làm toán của các em.

I. Kiến thức phương trình bậc 2 một ẩn và hệ thức Vi-ét cần nhớ

1. Phương trình bậc 2 một ẩn

i) Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng ax2 + bx + c = 0, trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0.

ii) Công thức nghiệm của phương trình bậc hai

– Đối với phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) và biệt thức Δ = b2 – 4ac:

• Nếu Δ > 0 thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt: 1596116950mlk2r3syky 1

• Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép:1596116951596d53f3am

• Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.

2. Hệ thức Vi-ét

• Cho phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có hai nghiệm 1596116950mlk2r3syky 1 khi đó:

 1596116955z3u9jt15nj

 1596116956hlu0fck5yk

Đặt: Tổng nghiệm là: 1596116958y2hyb094bc

 Tích nghiệm là: 15961169608uhnwmbiw1

Định lý VI-ÉT: Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) thì:

 1596116962zm9c01qiuo

• Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình: X2 – SX + P = 0, (Điều kiện để có hai số đó là S2 – 4P ≥ 0).

* Chú ý: Giải phương trình bằng cách nhẩm nghiệm:

• Nếu nhẩm được: x1 + x2 = m + n; x1x2 = m.n thì phương trình có nghiệm x1 = m; x2 = n.

– Nếu a + b + c = 0 thì phương trình có nghiệm: 159611696495hpds1ejn

– Nếu a – b + c = 0 thì phương trình có nghiệm:15961169651veczphvve

* Nhận xét: Như vậy ta thấy hệ thức Vi-ét liên hệ chặt chẽ nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn với các hệ số a, b, c của nó.

II. Ứng dụng của hệ thức Vi-ét trong việc giải các bài tập toán liên quan.

1. Nhẩm nghiệm của phương trinh bậc hai một ẩn

* Ví dụ: Giải các phương trình sau (bằng cách nhẩm nghiệm).

a) 3x2  – 8x + 5 =0

b) 2x2 + 9x + 7 = 0

c) x2 + x – 6 = 0

° Lời giải:

a) 3x2  – 8x + 5 =0 (1)

– Ta thấy pt(1) có dạng a + b + c = 0 nên theo Vi-ét pt(1) có nghiệm:

 1596119055qcn7tin7wr

b) 2x2 + 9x + 7 = 0 (2)

– Ta thấy pt(2) có dạng a – b + c = 0 nên theo Vi-ét pt(1) có nghiệm:

 

c) x2 + x – 6 = 0

– Ta có: x1 + x2 = (-b/a) = -1 và x1.x2 = (c/a) = -6 từ hệ này có thể nhẩm ra nghiệm: x1 = 2 và x2 = -3.

2. Lập phương trình bậc hai khi biết hai nghiệm x1, x2

* Ví dụ 1: Cho x1 = 3; x2 = -2 lập phương trình bậc hai chứa hai nghiệm này.

° Lời giải:

– Theo hệ thức Vi-ét ta có:  vậy x1, x2 là nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn có dạng:

 x2 – Sx + P ⇔ x2 – x – 6 = 0

* Ví dụ 2: Cho x1 = 3; x2 = 2 lập phương trình bậc hai chứa hai nghiệm này.

° Lời giải:

– Theo hệ thức Vi-ét ta có: 15961190596jk9y6ikhl vậy x1, x2 là nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn có dạng:

 x2 – Sx + P ⇔ x2 – 5x + 6 = 0

3. Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng

– Nếu hai số có Tổng bằng S và Tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình x2 – Sx + P = 0 (điều kiện để có hai số đó là S2 – 4P ≥ 0).

* Ví dụ 1: Tìm hai số a, b biết tổng S = a + b = 1 và a.b = -6

° Lời giải:

– Vì a + b = 1 và a.b = -6 nên a, b là hai nghiệm của phương trình: x2 – x – 6 = 0.

– Giải phương trình này ta được x1 = 3 và x2 = -2.

* Ví dụ 2: Tìm hai số a, b biết tổng S = a + b = -3 và a.b = -4

– Vì a + b = -3 và a.b = -4 nên a, b là hai nghiệm của phương trình: x2 + 3x – 4 = 0.

– Giải phương trình này ta được x1 = 1 và x2 = -4.

4. Tính giá trị của biểu thức nghiệm phương trình bậc hai

– Đối với bài toán này ta cần biến đổi các biểu thức nghiệm mà đề cho về biểu thức có chứa Tổng nghiệm S và Tích nghiệm P để vận dụng hệ thức Vi-ét rồi tính giá trị của biểu thức này.

* Ví dụ: Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình: . Không giải phương trình, tính các giá trị của biểu thức sau:

     1596160795ve7ttwy327     1596160797zay93piodr     

° Lời giải:

– Ta có: 1596160800pasbde63b1

1596160804zqp1ojip3p

 

 15961608083hmynshjkb

  15961608124le69e63av

 

5. Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm của phương trình sao cho nghiệm này độc lâp (không phụ thuộc) với tham số

• Để giải bài toán này, ta thực hiện như sau:

– Đặt điều kiện cho tham số để phương trình đã cho có 2 nghiệm x1, x2

– Áp dụng hệ thức Vi-ét ta tính được S = x1 + x2 và P = x1x2 theo tham số

– Dùng các phép biến đổi để tính tham số theo x1 và x2, từ đó dẫn tới hệ thức liên hệ giữa x1 và x2.

* Ví dụ: Gọi x1, x2 là nghiệm của phương trình: (m – 1)x2 – 2mx + m – 4 = 0. Chứng minh rằng biểu thức A = 3(x1 + x2) + 2x1x2 – 8 không phụ thuộc vào m.

° Lời giải:

– Để phương trình trên có 2 nghiệm x1 và x2 thì:

 1596169886jyfzl9s66a 1596169887vb1hvujmtg

– Theo hệ thức Vi-ét ta có: 1596169889ocndk5w2p8

– Thay vào biểu thức A ta được:

 

 1596169893my2n0e9z8v

⇒ A = 0 với mọi m ≠ 1 và m ≥ 4/5.

– Kết luận: A không phụ thuộc vào m.

III. Một số bài tập vận dụng hệ thức Vi-ét

* Bài 1: Giải các phương trình sau bằng cách nhẩm nghiệm

a) x2 + 9x + 8 = 0

b) 1596160816gnbmou8hsq

c) 

* Bài 2: Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình: 3x2 + 5x – 6 = 0. Không giải phương trình hãy lập phương trình bậc hai ẩn y có hai nghiệm y1, y2 thỏa mãn: y1 = 2x1 – x2 và y2 = 2x2 – x1.

* Bài 3: Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình x2 – 3x – 7 = 0. Không giải phương trình tính giá trị của các biểu thức sau:

 1596160819g4fllkpu3r     1596160795ve7ttwy327     15961608236qq310fv9b

         

Như vậy, hy vọng với nội dung về hệ thức Vi-ét Bài tập và ứng dụng vào bài toán liên quan ở trên sẽ giúp các em hiểu rõ hơn và có thể giải bài toán dạng này dễ dàng hơn.

Thực tế nội dung này còn có các bài tập vận dụng nâng cao như biện luận nghiệm, tính tổng nghiệm đối với các phương trình có chứa tham số. Có thể Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội sẽ chia sẻ với các bạn ở những bài viết tiếp theo, chúc các bạn học tốt.

Hy vọng với bài viết Hệ thức Vi-et, Ứng dụng các dạng toán liên quan và Bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button