Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác vuông có lời giải – Toán lớp 9 chuyên đề

Bài tập Hệ thức lượng trong tam giác vuông có lời giải. Hệ thức lượng trong tam giác vuông là một trong những kiến thức trọng tâm mà các em cần nắm thật vững, vì dạng bài tập liên quan tới hệ thức lượng trong tam giác vuông thường xuất hiện trong nhiều bài thi và kiểm tra.

Bài viết dưới đây chúng ta cùng hệ thống lại các công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông, qua đó vận dụng các công thức này giải một số dạng bài tập minh họa để hiểu rõ hơn, ghi nhớ tốt hơn các hệ thức quan trọng này.

I. Hệ thức lượng trong tam giác vuông cần nhớ

Cho ΔABC có vuông tại A (góc A bằng 900) như hình sau:

Hệ thức lượng trong tam giác vuông Toán lớp 9 chuyên đề

Có: AH ⊥ BC, AB = c, AC = b, BC = a, AH = h, thì:

• BH = c’ được gọi là hình chiếu của AB xuống BC

• CH = b’ được gọi là hình chiếu của AC xuống BC

Khi đó, ta có:

1) AB2 = BH.BC hay c2 = a.c’

AC2 = CH.BC hay b2 = a.b’

2) AH2 = CH.BH hay h2 = b’.c’

3) AB.AC = AH.BC hay b.c = a.h

4) 1/(AH)2 = 1/(AB)2 + 1/(AC)2 hay 1/h2 = 1/b2 + 1/c2

5) AB2 + AC2 = BC2 hay b2 + c2 = a2 (Định lý Pytago)

II. Tỉ số lượng giác của góc nhọn

1. Định nghĩa:

– Cho tam giác ABC (vuông tại A) gồm cạnh đối, cạnh huyền và cạnh kề:

Tỉ số lượng giác của góc nhọn (trong tam giác vuông) Toán lớp 9

• sinα = Đối/Huyền = AB/BC

• cosα = Kề/Huyền = AC/BC

• tanα = Đối/Kề = AB/AC

• cotα = Kề/Đối = AC/AB

2. So sánh các tỉ số lượng giác

a) Cho α,β là hai góc nhọn. Nếu α < β thì

• sinα < sinβ; tanα < tanβ

• cosα > cosβ; cotα > cotβ

b) sinα < tanα; cosα < cotα

→ Các bạn có thể tham khảo đầy đủ công thức ở bài viết: Công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông

III. Bài tập hệ thức lượng trong tam giác vuông

* Bài tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trong đó AB = 12cm, AC = 9cm. Tính các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra tỉ số lượng giác của góc C.

Bài tập 1 hệ thức lượng trong tam giác vuông* Lời giải:

– Theo định lí pitago ta có:

 1654848543h81muprd3q

Vậy, ta có:

1654848546bw1afoytvm

16548485489q3padlesu

1654848550vxo1w96f0k 1

Vì góc B và góc C là hai góc phụ nhau:

1654848555sf34ojz10i  

1654848560ueayygh7qb  1654848562fc6qjdcak8

* Bài tâp 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AC = 20 cm, BH = 9cm. Tính độ dài BC và AHBài tập 2 hệ thức lượng trong tam giác vuông

> Lời giải:

• Ta đặt HC = x (x>0).

Áp dụng hệ thức AC2 = BC.HC, ta được:

⇒ 202 = (9 + x)x

⇔ x2 + 9x – 400 = 0

⇔ (x + 25)(x – 16) = 0

⇔ x = -25 (loại) hoặc x = 16

Vậy độ dài của cạnh huyền BC là:

BC = BH + HC = 9 + 16 = 25 cm

– Ta có: AH2 = HB.HC = 9.25 = 32.52 = 152

Nên chiều dài đường cao AH là: AH = 15 (cm)

* Bài tập 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB : AC = 7 : 24, BC = 625 cm. Tính độ dài hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

* Lời giải:

– Ta có hình minh họa như sau:

Bài tập 3 hệ thức lượng trong tam giác vuông Toán lớp 9

Vẽ AH ⊥ BC, thì ta có:

AB2 = BH.BC ;

AC2 = CH.BC ;

1654872194at0me0ayqs 1654872197zw2wv0vfhn

Nên ta có:

1654872199uy0sjeakd2 

(sử dụng tính chất tỉ lệ thức: )

Suy ra: BH = 49.1 = 49;

CH = 576.1 = 576

* Bài tập 4: Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = a, CA = b, AB = c.

Chứng minh rằng: 

* Lời giải:

– Ta vẽ hình như sau:

Bài tập 4 hệ thức lượng trong tam giác vuông Toán lớp 9Từ góc B vẽ tia phân giác BD. Khi đó, ta có:

1654872209kn6q7gad27

Theo tính chất tia phân giác ta có: 1654872211o7qi1f34my

Xét tam giác ABD vuông tại A có:

1654872216k4lqhkq4ri

Vậy ta có điều cần chứng minh.

* Bài tập 5: Chứng minh giá trị các biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của các góc nhọn α, β

a) cos2 α.cos2 β + cos2 α.sin2 β + sin2 α

b) 2(sin⁡α – cos⁡α )2 – (sin⁡α + cos⁡α )2 + 6sin⁡α.cos⁡α

c) (tan⁡α – cot⁡α )2 – (tan⁡α + cot⁡α )2

* Lời giải:

a) cos2 α.cos2 β + cos2 α.sin2 β + sin2 α

= cos2 = cos2 α(cos2 β + sin2 β) + sin2 α

= cos2 α.1 + sin2 α

= 1

b) 2(sin⁡α – cos⁡α )2 – (sin⁡α + cos⁡α )2 + 6 sin⁡α.cos⁡α

= 2(1 – 2sinα.cos⁡α ) – (1 + 2sinα.cos⁡α ) + 6sinα.cos⁡α

= 1 – 6sinα.cos⁡α + 6sinα.cos⁡α

= 1

c) (tan⁡α – cot⁡α )2 – (tan⁡α + cot⁡α )2

= (tan2 α – 2 tan⁡α.cotα + cot2 α) – (tan2 α + 2 tan⁡α.cotα + cot2 α )

= -4 tan⁡α.cotα

= -4.1 = -4

 

Hy vọng qua nội dung về Hệ thức lượng trong tam giác vuông lớp 9 và bài tập toán minh họa ở trên ở trên giúp các em ghi nhớ tốt hơn, nắm vững hơn, và dễ dàng vận dụng các hệ thức lượng này vào các dạng bài tập tương tự. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

About tcspmgnthn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.